Tiên lượng Nhiễm độc thủy ngân

Một số tác dụng độc hại của thủy ngân là có thể đảo ngược một phần hoặc toàn bộ, thông qua liệu pháp cụ thể hoặc thông qua việc loại bỏ tự nhiên kim loại sau khi việc tiếp xúc với thủy ngân đã bị ngưng. Kết quả khám nghiệm tử thi chỉ ra thời gian bán hủy của thủy ngân vô cơ trong não người là 27,4 năm.[46] Phơi nhiễm nặng hoặc kéo dài có thể gây tổn hại không hồi phục được, đặc biệt là ở thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hội chứng Young được cho là hậu quả lâu dài của ngộ độc thủy ngân ở trẻ nhỏ.[47]

Thủy ngân II clorua có thể gây ung thư vì nó đã gây ra sự gia tăng một số loại khối u ở chuột, trong khi methyl thủy ngân đã gây ra khối u thận ở chuột đực. EPA đã phân loại thủy ngân II clorua và methyl thủy ngân là chất gây ung thư ở người (ATSDR, EPA)

Phát hiện trong chất dịch sinh học

Thủy ngân có thể được đo trong máu hoặc nước tiểu để xác nhận chẩn đoán ngộ độc ở người bệnh khi nhập viện hoặc để hỗ trợ điều tra pháp y trong trường hợp quá liều gây tử vong. Một số kỹ thuật phân tích có khả năng phân biệt hữu cơ với các dạng vô cơ của kim loại. Nồng độ trong cả hai chất lỏng này có xu hướng đạt mức cao sớm sau khi tiếp xúc với các dạng vô cơ, trong khi mức độ thấp hơn nhưng rất dai dẳng được quan sát thấy sau khi tiếp xúc với thủy ngân nguyên tố hoặc hữu cơ. Liệu pháp thải kim loại nặng có thể gây tăng nồng độ thủy ngân trong nước tiểu.[48]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhiễm độc thủy ngân http://www.britannica.com/EBchecked/topic/375925 http://www.diseasesdatabase.com/ddb8057.htm http://www.emedicine.com/emerg/topic813.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=985.... http://www.medscape.com/viewarticle/587466 http://adsabs.harvard.edu/abs/1993ER.....60..320L http://adsabs.harvard.edu/abs/2006AtmEn..40.4048P http://www.europarl.europa.eu/news/expert/infopres... http://www.atsdr.cdc.gov/tfacts46.html#bookmark04 http://www.atsdr.cdc.gov/toxprofiles/tp46.pdf